"Số là gần nhà nam ca sĩ Minh Thuận có một quán cháo vịt, những ngày anh mất, quán vẫn bán. Thế nên nhiều người cố lấy lý do: "Tôi đi ăn cháo vịt" để được vào bên trong.
Nhưng người đi ăn cháo vịt nhiều quá, ăn xong không mấy ai chịu về, thậm chí khi chủ hàng ra cùng bảo vệ thông báo: "Hết cháo rồi" có nhiều người vẫn khăng khăng: "Tôi đi ăn cháo vịt".
Vậy mới có chuyện một người đàn ông sống ở gần đó đã thốt lên: "Hôm nay, mật khẩu để được vào là "Tôi đi ăn cháo vịt" nha". Nhiều người cứ tưởng thật, đua nhau đọc mật khẩu này với người bảo vệ" (trích một bài báo)
Hình như chưa có đám tang nghệ sĩ nào bị lâm vào cảnh này cả. "Tôi đến coi nghệ sĩ chứ không coi đám tang. Đám tang có gì mà coi".
Và cũng hình như chưa có đám tang nào mà báo chí lại đưa tin đậm đặc, tỉ mỉ như vậy. Bội thực và nhảm nhí tới mức, liên hệ việc mất điện trong đám tang nghệ sĩ này với nghệ sĩ kia là mang yếu tố tâm linh, linh thiêng... Soi từ mái tóc, từ cái phương tiện nghệ sĩ đi đến tam tang là xe máy hay xe hơi thì là tác nghiệp hay "kền kền rỉa xác"?
Thế nên, việc đám đông hiếu kỳ như vậy, lỗi một phần là ở báo chí. Ngoài ra, nhìn cảnh lộn xộn như vậy, chắc chắn là thiếu người đứng ra chỉ đạo, sắp xếp báo chí tác nghiệp rồi. Cái này ở đám tang nhạc sĩ Thuận Yến thì ở HN đã làm tốt hơn.
Trước khi quy kết "từ bao giờ, con người trờ nên vô cảm với nhau như vậy" (có người viết còn gọi những hành động đó của công chúng là "bất nhẫn) thì một số người viết cũng đang vô cảm khi đưa tin một cách thái quá đấy chứ. AI bất nhẫn hơn ai? Khiến cho người ta chết rồi mà vẫn không được yên thân.
Những tiếng cười hồn nhiên của người dân ở đám tang là do sự thiếu ý thức, vô duyên và hiếu kỳ đám đông. Còn sự thiếu ý thức của báo chí là có tổ chức. Họ cũng coi đám tang là nơi để kiếm view, kiếm bài, khác gì kền kền đâu. Trách gì người dân?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét