Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Điều gì khiến Steve Jobs “chậm hiểu” sau Bill Gates tới 20 năm?

KIỀU CHÂU

BizLIVE - Bill Gates có thể đã chậm chân trong “cuộc chơi” smartphone, nhưng có một điều mà ông đã hiểu nhanh hơn so với một số đồng nghiệp khác, kể cả Steve Jobs. Đó chính là tầm quan trọng của một nền tảng cốt lõi và hệ sinh thái.

Theo cuốn sách "Quy tắc chiến lược” được viết bởi hai giáo sư trường kinh doanh nổi tiếng, David Yoffie và Michael Cusumano, Bill Gates có khả năng nhanh chóng nắm bắt được giá trị của một "nền tảng công nghiệp lâu dài, hơn là chỉ tập trung đơn thuần vào sản phẩm". Chính điều này đã giúp Microsoft có thể nhanh chóng chiếm ưu thế trong thị trường PC chỉ trong vòng một vài năm sau khi ông hiểu được quy tắc này.

Trên thực tế, Gates đã nắm bắt được nó ngay từ đầu, trong khi, huyền thoại của Apple Steve Jobs phải mất hai thập kỷ sau mới lĩnh hội được, cuốn sách viết.

"Bill Gates đã nhận ra nó ngay lập tức. Trong khi, Andy Grove phải mất 10 năm để nhận ra và Steve Jobs phải mất tới 20 năm”, GS. Yoffie nói với The New York Times.

Gates đã luôn ghi nhớ điều này trong tâm trí khi ông xây dựng hệ điều hành Windows và cho phép các nhà phát triển (bên thứ ba) được phép tạo ra các ứng dụng phần mềm cho Windows. Bằng cách đó, Windows đã xây dựng được một hệ sinh thái phần mềm đồ sộ giúp nó chiếm lĩnh thị trường máy tính trong nhiều năm qua.

Mặc dù muộn hơn, nhưng cựu Giám đốc điều hành của Intel Andy Grove cũng đã tìm hiểu quy tắc này và sớm xây dựng bộ vi xử lý được sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp.

Steve Jobs, ngược lại đã luôn luôn tập trung vào việc xây dựng các sản phẩm có thiết kế đẹp mà không nhất thiết phải có một hệ sinh thái bao gồm nhiều đối tác hỗ trợ như Microsoft. Mãi đến năm 2003 khi Steve Jobs nhận ra điều này, ông mới chịu cho phát hành iTunes trên Windows để cho phép người dùng PC có thể bắt đầu sử dụng iPod của Apple trên máy tính của họ. 

Ngay cả với iPhone đầu tiên (ra mắt tháng 6/2007) Steve Jobs cũng không cho phát triển một kho ứng dụng của bên thứ ba, nhưng sau đó các nhà quản lý khác tại Apple đã thuyết phục Jobs mở cửa hệ điều hành iPhone để các nhà phát triển bên ngoài có thể xây dựng các ứng dụng riêng của họ trên đó. Nhờ vậy, kho ứng dụng của phiên bản iPhone thế hệ thứ 2 (iPhone 3G) ra mắt năm 2008 đã có thêm nhiều ứng dụng hơn.

"Jobs luôn muốn tạo ra một sản phẩm đầu tiên, sau đó sẽ có các phiên bản thế hệ sau trên cùng một nền tảng. Nhưng ông luôn nghĩ nó là phiên bản cuối cùng”, GS. Yoffie cho biết.

Hai tác giả cuốn sách chỉ ra rằng, quy tắc tương tự về một nền tảng cốt lõi và hệ sinh thái cũng được các nhà lãnh đạo công nghệ cao thế hệ tiếp theo như: Larry Page của Google, Mark Zuckerberg của Facebook, Jeff Bezos của Amazon hay Huateng Ma của Tencent,… áp dụng. Tất cả đều có một sự hiểu biết sâu sắc về "nền tảng tư duy”, hai giáo sư này khẳng định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét