(GDVN) - Thông điệp của Thủ tướng Abe khá rõ ràng, nếu thế giới không có phản ứng, Trung Quốc có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng địa chính trị lâu dài ở châu Á.
The Diplomat ngày 8/6 đưa tin, hôm qua các nhà lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển còn gọi là G-7 đã tới Đức để thảo luận các vấn đề toàn cầu trong 2 ngày. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là đại diện duy nhất của châu Á tham dự cùng nguyên thủ 6 nước Canada, Pháp, Đức, Ý, Anh và Hoa Kỳ.
Ông Shinzo Abe đã tập trung truyền đạt những quan ngại của Nhật Bản về tình hình Biển Đông và an ninh châu Á - Thái Bình Dương với những người đồng chí hướng đến từ phương Tây. Tờ Japan Times cho biết, hoạt động bồi lấp xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã đứng đầu chương trình nghị sự của Thủ tướng Nhật Bản.
Trong 18 tháng qua Trung Quốc đã hoàn thành công việc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đáng kể trên 7 rặng san hô (nước này nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông tại quần đảo Trường Sa và 1 đảo thuộc Hoàng Sa (cả 2 quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam - PV). Tại G-7, ông Shinzo Abe dự kiến sẽ so sánh hành động bành trướng leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông với sự kiện Nga sáp nhập Crimea.
Thông điệp của Thủ tướng Abe khá rõ ràng, nếu thế giới không có phản ứng, Trung Quốc có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng địa chính trị lâu dài ở châu Á. Ông sẽ tiếp tục thúc giục Bắc Kinh hành xử theo luật pháp quốc tế, trong khi phiên tòa Philippines khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc sẽ bắt đầu phần tranh tụng vào tháng tới, còn Bắc Kinh vẫn kiên quyết từ chối tham gia.
G-7 được coi là một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng và theo đuổi mục tiêu, giá trị chung. Hiện tại trên băng ghế dự bị của G-7, ông Shinzo Abe và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã khẳng định môi quan tâm của họ về các hoạt động (leo thang, gây hấn) của Trung Quốc ở Biển Đông. Tại diễn đàn G-7, Thủ tướng Shinzo Abe không chỉ đại diện cho lợi ích của Nhật Bản, mà còn là một phái viên đại diện hiện trạng cấu trúc an ninh khu vực châu Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét