Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Vụ cột điện 500Kv đổ gục: Người lái máy xúc phá hiện trường chính là đơn vị thi công!

Thanh Thắng - Phú Đô - Vũ Quang

(PL+) - Theo lãnh đạo Công ty CP xây lắp điện 1, do đơn vị thi công tại hiện trường không hiểu văn bản của công ty nên đã múc móng cột bị đổ.

Như Pháp Luật Plus đã đưa tin, sáng ngày 22/4/2016 do gió lốc đã khiến 2 cột điện 500Kv (ký hiệu 199 và 200) tại xã Tiến Dũng, huyện Yên Dùng, tỉnh Bắc Giang đổ gãy.

Đường dây 500 Kv Quảng Ninh-Hiệp Hòa là dự án năng lượng cấp I, có tổng mức đầu tư hơn 2.260 tỷ đồng, được nghiệm thu thành công ngày 26/7/2015. 

Theo người dân nơi đây, ngay trong đêm 22/4/2016 có 2 người lạ đã đưa máy xúc vào vườn cam mà múc đi phần móng của cột điện bị đổ.

Sau nhiều ngày có mặt tại hiện trường, xác minh thông tin, Pháp Luật Plus đã tìm ra "thủ phạm" lái máy xúc phá hiện trường (móng cột điện) trong đêm 22/4.

Bất ngờ hơn, đó chính là những người của đơn vị thi công chứ không phải ai xa lạ!

Nhưng tại sao họ lại phải làm như vậy và tiến hành một cách khẩn trương như vậy, nếu các cột, móng cột điện được thi công đúng quy trình, theo đúng bản vẽ, thiết kế...

Trước nhiều chiều dư luận, Pháp Luật Plus đã có mặt tại Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 (PCC1) để tìm câu trả lời.

Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xây lắp điện 1 cho hay:

“Đồng tình với quan điểm báo đăng ngày đầu, khá khách quan, người dân cũng chứng kiến việc lốc xoáy, bình thường không có lốc xoáy thì lực kéo của mình là kéo lén và kéo giật cùng lắm nó nhẹ thì nó kéo ngang, ngang thì nó trùng gập xuống, nếu không có xoáy thì không bao giờ nó đứt được một kết cấu cứng như thế”.

Ông Tuấn cho biết thêm: “Bình thường không có gió xoáy nó nâng thì nó chỉ vặn xuống, chưa bao giờ có chuyện bình thường mà nó cắt đứt được như thế”.

Trước câu hỏi của phóng viên, tại sao trong đêm 22/4 máy xúc lại phải ngay lập tức đào móng cột bị đổ lên?

Ông Trịnh Văn Tuấn: Sau khi nhận được thông tin chúng tôi là đơn vị khắc phục, chúng tôi triển khai ngay, có văn bản giao cho các đơn vị tập trung thực hiện trong thời gian khắc phục sớm nhất.

Lúc đầu ngay hôm ấy, trường hợp này mình phải khắc phục nhanh nhất không thể kéo dài được, ngay từ sáng, bộ phận kĩ thuật ở nhà đã phải ngồi xem phương án nhanh nhất là gì,  không thể sản xuất 2 cột mới được mà phải lấy 2 cột tương đương ở công trình khác để lắp là nhanh nhất.

Đầu giờ chiều, bên anh đề xuất sử dụng 2 cột của công trình trong miền nam đang sản xuất trong nhà máy.

Trong đó 1 cái trồng nhau và đúng móng, 1 cái rộng hơn nâng lên 1 cấp, về nguyên tác là không được xuống cấp, nâng lên 1 cấp thì nó thì rộng ra, lúc đầu tư vấn dự kiến nhanh nhất và tiết kiệm nhất là trồng lên móng đấy nhưng nó rộng ra vì đế to hơn vì nó nâng lên 1 cấp mà.

Ngay văn bản chúng tôi dự kiến luôn là tập trung lực lượng, cử 4 đến 5 đơn vị ở đấy để giải quyết nhanh nhất và dự kiến khổi lượng là đúc lại 1 móng dựng lại 2 cột thu hồi hết dây và thi công lại.

Sau đấy thi công rồi thì đơn vị nào triển khai công việc của đơn vị ấy, đến sáng hôm sau anh cũng có nói chuyện lại với mấy anh công an.

Tinh thần là làm cả ngày cả đêm, đèn pha, đèn chiếu cho tất cả thu hồi cột phần dây và phần móng, mấy ông kia là ông xử lý ông nghĩ rằng là phải đúc trồng lên.

Cho đến sáng thì bộ phận kỹ thuật gọi về cho anh thì anh em nó đã đào móng lên, anh bảo không được, dừng lại, dứt khoát là phải dừng lại vì phải để lại hiện trạng còn nếu đập đến đâu rồi thì thép, sắt các thứ để nguyên trạng không được đụng bất kì, không được cắt lấy bất kì cái gì cả.

Ông Tuấn cũng thông tin thêm là phía Công ty CP xây lắp điện có hợp đồng nguyên tắc với bên truyền tải, khi sự cố anh phải chọn đơn vị nào nhanh nhất để xử lý. Và khi xảy ra sự việc thì anh Tứ Phó giám đốc công ty điều hành trực tiếp tại hiện trường.

Trước câu hỏi của phóng viên: Việc máy xúc phá hiện trường trong đêm 22/4 có phải là từ sự chỉ đạo của phía Công ty Xây lắp điện 1 hay không?

Ông Trịnh Văn Tuấn: Không, bên anh chỉ giao cho mỗi ông thực hiện 1 phần công việc, giao cụ thể là họp ở công trường, trên này anh chỉ đạo là tập trung thi công.

Lúc đấy là dọn dẹp công trường, đêm hôm đó là néo hãm dây và tháo cột, tức là nhanh nhất để khắc phục.

Thậm chí anh ghi là nội dung phải chờ thiết kế thế nhưng mà anh em nó vội vàng nó làm.

Đêm nó thay ca nhau. Đến sáng thì bộ phận kỹ thuật ra, bên anh kỹ thuật thì đêm cái việc đơn giản thì cũng không cần trông coi hay là chỉ đạo, vì có nhiệm vụ thu hồi thôi. Sáng anh em ra thấy thì nó gọi điện về anh bảo dừng ngay, cấm các ông làm.

Ông Tuấn cũng cho biết thêm, việc chỉ đạo máy cẩu múc là do đội thi công, và ở hiện trường thì bên phía công ty có 5 đội thi công nhưng khi hỏi cụ thể đội đã múc phần móng thì ông Tuấn cho biết, hiện tại thì ông không nhớ và phải hỏi lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét