Thành công đáng kinh ngạc của nhà đầu tư Peter Lynch, cựu CEO của quỹ Fidelity Magellan -phần lớn nhờ thấu hiểu được câu nói của Issac Newton, “nếu tôi có thể nhìn xa hơn, cao hơn…chính là nhờ tôi đã đứng trên vai những người khổng lồ”.
Bài học thuở bé
Theo Lynch, khả năng đầu tư cổ phiếu không phải là tố chất mang tính di truyền. Nhiều người, khi thua lỗ thường đổ tại do họ không có gen chơi chứng khoán, và cho rằng những người khác được sinh ra là để chơi chứng khoán, nhưng bản thân cuộc đời của ông sẽ bác bỏ quan điểm này.
Không có điều kỳ diệu nào xảy ra vào lúc ông chào đời, và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy Lynch (1944) sinh ra là để chơi chứng khoán giống như việc Pele sinh ra là để trở thành một huyền thoại bóng đá. Theo như Lynch được biết, bố ông chưa bao giờ quan tâm đến giá cổ phiếu của General Motor, hay mẹ của ông cũng chưa từng tìm hiểu về cổ tức của một tập đoàn viễn thông ATT.
Cha ông lâm bệnh vào năm 7 tuổi và qua đời ba năm sau đó. Gia cảnh bắt đầu gặp khó khăn khi mất đi người trụ cột, ông tự cảm thấy mình có trách nhiệm với gia đình nên đã kiếm một công việc bán thời gian. Năm 11 tuổi, ông kiếm được một công việc tại sân gôn.
Đối với một đứa trẻ 11 tuổi, phụ sân gôn là một công việc lý tưởng mang lại thu nhập khá hậu hĩnh. Người quản lý sẽ trả tiền cho việc ông chạy quanh sân gôn trong một buổi chiều, và ông có thể kiếm được số tiền trong ngày tương đương thu nhập một tuần của những đứa trẻ làm công việc giao báo.
Thông thường, một người phụ sân gôn có kinh nghiệm sẽ phân loại những gôn thủ mà mình phục vụ, từ những người chơi giỏi đến những người đánh mãi không vào lỗ, sau đó Lynch sẽ chọn làm phụ gôn cho một gôn thủ bậc trung và người chơi bậc trung.
Vì ông có thể mách nước cho họ và kiếm được những tiền boa hậu hĩnh, điều mà ít khi kiếm được từ những tay chơi xuất sắc. Từ đây, ông tự rút ra kinh nghiệm chỉ cần làm tốt công việc phụ sân gôn thì chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được nhiều tiền.
Lynch cũng nhận ra được những lợi thế tiềm tàng và tầm quan trọng tương đối của công việc phụ sân gôn, đặc biệt ở những câu lạc bộ gôn hạng nhất như Brae Burn, ngoại ô Boston. Tại đó, khách hàng của Lynch là sẽ những vị chủ tịch Hội đồng quản trị hay Tổng giám đốc của những tập đoàn lớn như Gillette, Polaroid và đặc biêt là Fidelity (một trong những quỹ đầu tư giá trị nhất thế giới mà sau này Lynch trở thành CEO).
Trong khi giúp đỡ George Sullivan (Chủ tịch của Fidelity) tìm được những quả bóng của mình, Lynch đã nhìn thấy cơ hội định hướng nghề nghiệp cho chính bản thân. Ông nhận ra mình không phải là người duy nhất học được rằng con đường nhanh nhất để tiến đến phòng giám đốc thân là thông qua hành lang của những câu lạc bộ như Brae Burn.
Nếu bạn muốn học về chứng khoán, thì sân gôn là địa điểm lý tưởng nhất để bạn có thể lượm lặt những ý tưởng thay vì lên sàn giao dịch. Đặc biệt là sau khi các gôn thủ vừa thực hiện một cú đánh xoáy hay một cú gạt nhẹ sang trái, thì họ sẽ miêu tả về lần đầu tư thắng đậm gần đây.
Trong một lượt chơi, chàng trai với dáng người mảnh khảnh, Peter Lynch tận dụng cơ hội bật mí cho họ năm bí quyết chơi gôn và đổi lại sẽ nhận được năm bí quyết chơi chứng khoán.
Mặc dù không có đủ kinh phí để có thể thực hành những bí quyết chứng khoán học hỏi được, nhưng những câu chuyện mà ông nghe lỏm được trên đường xách túi gậy khiến ông nghi ngờ định kiến bấy lâu rằng thị trường chứng khoán không phải là chỗ có thể kiếm tiền.
Trên thực tế, rất nhiều khách hàng mà Lynch phục vụ tại sân gôn đã ăn nên làm ra nhờ thị trường chứng khoán.
Cơ hội từ mạng lưới quan hệ
Lynch tiếp tục làm việc phụ sân gôn trong suốt thời gian học ở trường trung học cho đến khi học đại học Boston. Thu nhập từ công việc phụ sân gôn giúp ông đủ trang trải học phí, tự do về tài chính mà không phải quá phụ thuộc vào gia đình hay sự hỗ trợ từ chính phủ.
Tại trường, thay vì chọn những môn kinh tế, toán học hay kế toán – những môn trang bị kiến thức phổn thông cho kinh doanh – ông chọn học mảng khác mang tính nghệ thuật hơn. Bên cạnh lịch sử và tâm lý học, ông còn học cả siêu hình học, triết học, tôn giáo và triết học Hy Lạp cổ đại.
Khi nhìn lại, Lynch cho rằng việc học lịch sử triết học và tâm lý học là một sự chuẩn bị tốt hơn để bước vào thị trường chứng khoán sao với việc học những môn thống kê toán học vì đầu tư chứng khoán mang tính nghệ thuật chứ không mang tính khoa học.
Vào năm thứ hai tại trường đại học, Lynch bắt đầu mua cổ phiếu làn đầu tiên trong đời – cổ phiếu của hãng hàng không Flying Tiger với giá 7 đô la. Sau hai năm, giá đã đạt mức 32,75 đô la.
Trong năm cuối học đại học, Lynch nộp hồ sơ xin được thực tập tại Fidelity và nhờ mối quan hệ tốt trên sân gôn với vị chủ tịch của công ty ông Sullivan, Lynch đã vượt qua hàng trăm hồ sơ khác để có được cơ hội tại một quỹ đầu tư giá trị nhất nước Mỹ.
Qũy Fidelity được điều hành bởi hai nhà đầu tư huyền thoại trong giai đoạn 1950-1970 là Gerry Tsai và Ned Johnson. Được đào tạo và làm việc cùng bởi hai con người kiệt xuất này, Lynch đã thấu hiểu được phần nào câu nói của Issac Newton, “nếu tôi có thể nhìn xa hơn, cao hơn…chính là nhờ tôi đã đứng trên vai những người khổng lồ”.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc quá trình học, Lynch phải nhập ngũ trong hai năm. Đến năm 1969, ông ra quân và được nhận vào làm nhân viên chính thức tại Fidelity với chức danh là chuyên gia phân tích nghiên cứu.
Vào tháng 7/1974, Lynch được bổ nhiệm từ trợ lý giám đốc nghiên cứu lên chức giám đốc nghiên cứu. Đến tháng 5/1977, ông chính thức tiếp quản quỹ Fidelity.
Tổng giá trị tài sản của quỹ khi này lên tới con số 20 triệu đô la với danh mục đầu tư chỉ có 40 cổ phiếu. Ned Johnson, cựu CEO của quỹ khuyên Lynch giảm con số đó xuống 25. Lynch lắng nghe, nhưng sau đó lẳng lặng nâng con số lên 60 đầu cổ phiếu, sáu tháng sau là 100 và không lâu sau là 150.
Lý do cho việc ông đa dạng hóa rất rộng là do không thể cưỡng lại khi nhìn thấy một món hời trong thị trường giá xuống. Mặc dù, phương pháp của giữa Ned và Lynch khác nhau, nhưng điều này không thành vấn đề vì công việc của Lynch vẫn đem lại những kết quả tốt.
Cổ phiếu ưa thích mà Lynch thường gọi chúng với cái tên lạ là “túi mười gang”, tức sau một khoản thời gian ngắn chúng sẽ gấp 10 lần ban đầu. Lynch thường tập trung vào những cổ phiếu tăng trưởng của những ngành công nghiệp cũ và tránh xa lĩnh vực công nghệ. Những doanh nghiệp mà ông đã đầu tư, nổi bật bao gồm như Chrysler, Ford, Fanie Mae, General Electric, Mc Donald’s, Donuts và Gap.
Danh mục của quỹ tiếp tục tăng lên đến con số 1.400 đầu cổ phiếu khác nhau và đến năm 1990, thời điểm ông dừng công việc tại Fidelity thì giá trị của quỹ đã phát triển hơn 10 tỷ đô la, trong đó ông nắm hơn 1% tổng giá trị của Fidelity.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét